Liên kết web
Thăm dò
Học tập và làm theo đạo đức HCM
Bác soi sáng cho tôi con đường đi lên phía trước (07/04/2014)

Một niềm xúc động và tự hào lớn đã đến với tôi vào giữa năm 1946. Đó là lúc tôi thấy Bác Hồ lần đầu tiên ở sân bay Buốc- giê, khi Bác đến Pari để đàm phán về hòa bình ở Việt Nam. Bác ung dung tươi cười trong bộ ka-ki giản dị, giữa đám đông quan chức cao cấp và tướng tá thay mặt Chính phủ Pháp mặc lễ phục lỗng lẫy đến đón Bác

Bỏ một mâm, lấy một đĩa (07/04/2014)

Đi theo Bác nửa tháng thì xe chúng tôi gặp tai nạn. Tối hôm đó, trên đường Ngân Sơn đi Cao Bằng, tôi gặp một hòn đã chắn ngang đường. Tôi đã chú ý lái xe cho hòn đã lọt giữa hai bánh nhưng không ngờ xe thấp, hòn đá to, đá bật lên chạm két nước. Tôi vội vàng kiểm tra xe. Nguy quá két nước bị thủng rồi. Tôi đang lo cuống cuồng thì Bác bước từ trên xe xuống. Bác cầm đèn chiếu soi cho tôi và động viên:

Lái xe cho Bác (07/04/2014)

Sau chiến dịch biên giới, tôi nhận được lệnh chuẩn bị một chiếc xe “gíp” chiến lợi phẩm thật tốt với đầy đủ phụ tùng để đi công tác. Cùng đi với tôi có đồng chí Lê chịu trách nhiệm về ăn uống, đồng chí Phùng phụ trách về xe, bác sĩ Quốc và đồng chí Chi, thợ máy.

Cứ gọi tôi là Ba như ngày trước (07/04/2014)

Câu chuyện xảy ra ở Hải Phòng năm 1946. Ở phố Ngõ Nghè có một ông già mù cả hai mắt tên là Thuyết. Hồi còn trẻ ông làm thủy thủ ở các tàu buôn lớn ra nước ngoài. Sau này, ông làm công ở một hiệu ảnh bên Pháp rồi làm nhiều nghề khác.

Ngôi nhà sàn của Bác (04/04/2014)

Là một người làm nghề kiến trúc lâu năm, tôi đã có dịp thiết kế nhiều công trình ở cả trong Nam ngoài Bắc, nhưng chỉ có một công trình quy mô nhỏ nhất song đã để lại cho tôi nhiều suy nghĩ sâu sắc nhất về nghề nghiệp và về cách sống, đó là ngôi nhà sàn của Bác Hồ trong vườn Phủ Chủ Tịch hiện giờ.

Trường học của Bác (04/04/2014)

Có lần, nhân câu chuyện kể với các bạn trẻ trong Khu Phủ Chủ tịch, Bác Hồ nói: “Các cô, các chú bây giờ đi học có trường, có bàn ghế, có thầy cô, bạn bè, sách vở, giấy bút, có giờ giấc đoàng hoàng. Tối đến có đèn điện, thế mà học một năm không lên được một lớp là không đúng. Ngày xưa, lúc Bác đang tuổi các cô, các chú thì tất cả bàn ghế, thầy, bạn, sách vở, giấy bút chỉ có trong bàn tay này thôi”. Bác giơ bàn tay trái lên nói tiếp: “Hồi ấy Bác làm bồi tàu, làm người quét tuyết ở Anh rồi đi làm phụ bếp. Làm việc từ sáng đến tối, suốt ngày không được cầm đến tờ báo mà xem. Đến đêm mới hết việc, mới được đọc sách, đọc báo. Ban ngày muốn học chỉ có một cách là viết chữ lên mảnh da tay này. Cứ mỗi buổi sáng viết mấy chữ rồi đi cọ sàn tàu, cọ thùng, đánh nồi, rửa bát, thái thịt, băm rau, vừa làm vừa nhìn vào da bàn tay mà học. Hết ngày, người thì mồ hôi đầm đìa, chữ cũng mờ đi, cuối buổi đi tắm mới xoá được chữ ấy đi. Coi như đã thuộc. Sáng mai lại ghi chữ mới”.

Ai chẳng có lần lỡ tay (04/04/2014)

Trong một chuyến tới thăm nước bạn lần ấy, Bác có mang theo một cây san hô lớn, màu hồng rất đẹp để tặng khách. Khi chuyển món quà quý lên máy bay, đồng chí Lâm đã làm gãy một “cành” lớn.

Chuyện xảy ra bất ngờ (04/04/2014)

Dạo ấy, tôi còn là giáo viên trường mẫu giáo Măng non. Một buổi sáng mùa hè, tôi đưa các cháu đi chơi theo chương trình học ngoại khóa, định bụng sẽ đưa các cháu qua Phủ Chủ tịch ra Hồ Tây và đến Vườn Bách thảo.

Bác đến gia đình tôi (03/04/2014)

Bấy giờ vào khoảng 8 giờ tối. Gia đình tôi vừa ăn bữa cỗ tất niên xong, đang quây quần chung quanh cành đào để uống nước, bỗng nghe tiếng gõ cửa. Tôi chưa kịp chạy ra đến nơi thì Bác đã hiện ra lồng lộng giữa khung cửa: “Bác”! “Bác!”. Tôi bật reo lên, lòng tràn ngập mừng vui như gặp người cha đi xa lâu ngày, nay đột ngột trở về. Tôi muốn ôm chầm lấy Bác, Bác vẫn tay bảo tôi:

Điều Bác Hồ yêu nhất, ghét nhất (03/04/2014)

Trong kháng chiến chống Pháp, một nhóm người Pháp tiến bộ, cùng với một số hàng binh đã đứng về phía Việt Nam, chiến đấu dưới lá cờ giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh. Họ thành lập một tờ báo lấy tên là Bạn chiến đấu, bằng tiếng Pháp xuất bản tại chiến khu Việt Bắc, phát hành bí mật trong quân đội Pháp.

Thống kê truy cập
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH BẠC LIÊU
Chịu trách nhiệm chính: Giám đốc Sở Công Thương
Địa chỉ: Đường Nguyễn Tất Thành, phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: (0291) 3823848 - Fax: (0291) 3824890 
Email: sct@baclieu.gov.vn hoặc trungtamkhuyencongbl@gmail.com