Liên kết web
Thăm dò

null Tin thế giới từ 04-08/10/2021

Tin quốc tế
Thứ sáu, 08/10/2021, 14:54
Màu chữ Cỡ chữ
Tin thế giới từ 04-08/10/2021

 

ISMA: Ấn Độ có lợi thế xuất khẩu đường khi nguồn cung nội địa dồi dào và giá đường toàn cầu tăng cao

Abinash Verma, Tổng Giám đốc Hiệp hội các Nhà máy đường Ấn Độ (ISMA), cho biết ông vẫn lạc quan về giá đường toàn cầu.

Verma, trong một cuộc phỏng vấn với CNBC-TV18, cho biết giá đường toàn cầu đã một lần nữa đã tăng lên hơn 20 cent. Sản lượng đường của Brazil có thể thấp hơn với năm ngoái do thời tiết khô hạn. Còn sản lượng của Thái Lan vẫn chưa trở lại bình thường. Khi nguồn cung đường toàn cầu thắt chặt thì giá sẽ tăng lên.

Trong bối cảnh đó, sản lượng đường của Ấn Độ năm nay lại khá dồi dào. Đây là lợi thế để nước này xuất khẩu đường ra thế giới.

Năm 2021, Ấn Độ dư thừa đường dù cho nước này đã giảm từ 14,5 triệu tấn tồn kho đầu kỳ hai năm xuống còn khoảng 8,5 triệu tấn hiện nay. Vì thế, trong giai đoạn nguồn cung đường hạn hẹp, giá thế giới lại cao thì ngay cả khi không có trợ cấp, Ấn Độ vẫn có thể xuất khẩu đường ra thị trường quốc tế.

Trung Quốc tăng nhập khẩu thịt bò chay của Mỹ trong bối cảnh nguồn cung giảm

Trong khi thịt bò Australia xuất khẩu sang Trung Quốc gặp khó khăn do căng thẳng ngoại giao 2 nước, thì  xuất khẩu thịt bò chay của Mỹ sang Trung Quốc đã tăng vọt, do nhu cầu của tầng lớp trung lưu Trung Quốc ngày càng tăng.

Các nhà hàng lẩu, chuỗi cửa hàng thịt nướng Nhật Bản và nhà hàng bít tết tại Trung Quốc đã chuyển sang dùng thịt bò Mỹ thay thế thịt bò Australia. Một số công ty của Australia đã bị Trung Quốc từ chối nhập khẩu vào năm ngoái và một số khác thì thời gian thông quan quá lâu.

Theo số liệu Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu thịt bò từ Mỹ trong 8 tháng đầu năm 2021 đạt 83.000 tấn, tăng gấp 9 lần so với cùng kỳ năm trước và được dự báo sẽ đạt hơn 1 tỷ USD trong năm 2021. Mỹ vượt qua Australia với tư cách là nước xuất khẩu thịt bò chay hàng đầu sang Trung Quốc.

Ông Joe Schuele, phát ngôn viên của Liên đoàn Xuất khẩu Thịt Mỹ (USMEF) cho biết: Họ không có nhiều lựa chọn khác khi nói đến sản phẩm thịt chay được làm từ ngũ cốc, đó là sản phẩm thực sự nổi bật ở Trung Quốc.

Mối quan hệ xấu đi giữa Trung Quốc và Australia đã làm tổn hại đến nhập khẩu thịt từ Australia. Năm trong số các nhà máy lớn nhất của Australia đã bị Trung Quốc từ chối nhập khẩu vào năm 2020 vì các lý do như thịt bị nhiễm chất cấm và nhãn mác không đạt tiêu chuẩn. Mặc dù một số nhà máy vẫn được phép xuất khẩu sang Trung Quốc, nhưng họ phải đối mặt với sự thông quan chậm trễ kéo dài.

Theo Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu thịt bò từ Australia trong 8 tháng đầu năm 2021 chỉ đạt 96.000 tấn, chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm 2020.

Mối quan hệ Trung Quốc- Australia đã căng thẳng kể từ năm 2018 và trở nên tồi tệ vào năm 2020 khi Australia mở một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của loại coronavirus mới, khiến Trung Quốc phải trả đũa thương mại.

Nhu cầu về thịt bò chay tăng

Thịt bò chay là một sản phẩm cao cấp tiêu thụ mạnh ở các nhà hàng và siêu thị Trung Quốc. Năm ngoái, nhập khẩu thịt bò chay chiếm 40% trong tổng lượng thịt bò tiêu thụ của Trung Quốc, tương đương khoảng 2 triệu tấn. Nguồn cung đang bị cạnh tranh từ các nhà sản xuất thịt bò chay giá rẻ của Brazil, ArgentinaUruguay. Ông Pan Chenjun, nhà phân tích cấp cao của Rabobank cho biết, tiêu thụ thịt bò chay tại thị trường trung cấp đến cao cấp của Trung Quốc tiếp tục tăng.

Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu Brookings của Mỹ, năm 2020 tầng lớp trung lưu của Trung Quốc đã chi tiêu 7,3 nghìn tỷ USD, nhiều hơn các quốc gia khác và vẫn đang tiếp tục tăng lên, với chi tiêu tăng mạnh ở những người trẻ tuổi.

Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung Quốc về nhập khẩu thịt

Nhu cầu thịt bò của Trung Quốc tăng mạnh ở tầng lớp trung lưu. Ông Zhong Dingming, giám đốc nhà hàng lẩu Jingli ở Bắc Kinh cho biết chi phí sản xuất trong nước cao, khiến nguồn cung thịt bò chay tại Trung Quốc trở nên thất thường.

Trong thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 năm 2020 giữa Trung Quốc và Mỹ, Trung Quốc đã đồng ý cho hơn 500 công ty của Mỹ được xuất khẩu thịt sang Trung Quốc mà không cần sự kiểm tra của Trung Quốc.

Ông Henry Davis, giám đốc điều hành của Greater Omaha cho biết TREX Corp, một nhà xuất khẩu thịt của Mỹ thuộc sở hữu của Greater Omaha Packing Co, đang mua thịt từ các nhà chế biến khác để xuất khẩu sang Trung Quốc khi nhu cầu tăng cao.

Nhà bán lẻ Swiss Butchery tại Thượng Hải cho biết họ đã dự trữ thịt bò Mỹ do nguồn cung của Australia trở nên kém tin cậy hơn. Tổng giám đốc Jaap Zuidervliet cho biết cửa hàng hiện đang bán thịt bò phi lê của Mỹ với giá 1.430 nhân dân tệ (221,87 USD)/kg, (1 đô la = 6.4452 đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc). Ông Omaha's Davis cho biết thịt bò Mỹ đáp ứng các tiêu chuẩn nhập khẩu của Trung Quốc đang bị khan hiếm và EU đang cạnh tranh để mua loại thịt này.

Các công ty xuất khẩu thịt bò của Australia đã chuyển hướng xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc và họ cho rằng khách hàng Trung Quốc có thể nhanh chóng nhập khẩu trở lại nếu tình hình thay đổi.

Philippines tranh cãi vì gạo biến đổi gen: Khi gạo vàng mang lại sự sợ hãi

Giống Gạo Vàng biến đổi gen đang làm dấy lên những tranh cãi. Người dân cho rằng toàn bộ sáng kiến này sẽ khiến nông dân lâm vào cảnh nợ nần.

Philippines đã trở thành quốc gia đầu tiên cho phép sản xuất thương mại loại gạo biến đổi gen, Gạo Vàng cung cấp vitamin A. Điều này làm dấy lên những lo ngại về an toàn, ngay cả khi chính phủ đang nỗ lực cố gắng chống suy dinh dưỡng và hỗ trợ nguồn cung cho một trong những quốc gia nhập khẩu nhiều ngũ cốc nhất thế giới.

Gạo Vàng được phát triển bởi Viện nghiên cứu Gạo Quốc tế (IRRI) có trụ sở tại Laguna, phía nam thủ đô Manila. Loại gạo này được nghiên cứu nhằm kiểm soát sự thiếu hụt vitamin A ở quốc gia đang phát triển này. Nó được đặt tên theo màu vàng của hạt gạo.

Việc trồng thử nghiệm Gạo Vàng đã bắt đầu ở Philippines từ năm 2013, dưới sự giám sát của Bộ Nông nghiệp và cơ quan trực thuộc là Viện Nghiên cứu Lúa Philippines (PhilRice). Khi được chính thức cấp phép sinh học vào cuối tháng 7, Bộ Nông nghiệp nói rằng Gạo Vàng là một bước ngoặt của dinh dưỡng quốc gia và kỳ vọng sẽ trồng ở một số tỉnh trong vụ mùa mưa năm 2022.

Theo IRRI, tại các cộng đồng nghèo nhất ở Philippines, cứ 5 trẻ thì có 1 em bị thiếu vitamin A. Vitamin A giúp cho da và mắt được khỏe mạnh, nên sự thiếu hụt có thể gây ra các vấn đề như thị lực kém. Tuy nhiên động thái này của Philippines tạo ra một làn sóng chỉ trích trong bối cảnh lo ngại toàn cầu đang ngày càng gia tăng về sự an toàn của các động thực vật biến đổi gen, hay còn gọi là GMO.

Bà Melanie Guavez, một nông dân trồng lúa ở Camarines Sur, vùng cực đông nam của Luzon, đồng thời là lãnh đạo liên minh chống GMO (SIKWAL-GMO), nói rằng: "Gạo Vàng sẽ đầu độc vùng đất của chúng tôi". Tỉnh bà sinh sống là nơi trồng thử nghiệm vào năm 2013. Tháng 8 năm đó, Guavez và hàng trăm nông dân khác đã nhổ bỏ cây trồng để phản đối trước khi nhà chức trách đánh giá vụ thu hoạch.

"Chính phủ không thông báo cho bất kỳ ai trong chúng tôi về những tác động tiêu cực mà Gạo Vàng có thể gây ra đối với đất đai và sinh kế của chúng tôi," bà Guavez nói.

Tiến sĩ Rey Ordonio, trưởng dự án Gạo Vàng tại PhilRice trả lời phỏng vấn của Nikkei Asia rằng: "Chúng tôi chỉ đơn giản là cung cấp Gạo Vàng như một giống lúa lai khác mà nông dân có thể chọn để trồng. Gạo Vàng được phát triển vì mục đích nhân đạo. Chúng tôi cố gắng phát triển nó như một giống lai như các giống lúa thông thường để đảm bảo rằng nó sẽ có giá cả phải chăng và dễ tiếp cận với nông dân cũng như người tiêu dùng".

Tiến sĩ Ordonio đảm bảo với người tiêu dùng rằng Gạo Vàng hoàn toàn an toàn. Ông dựa trên một báo cáo năm 2016 của Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia Mỹ, đã khảo sát gần 900 nghiên cứu và những công bố được chứng nhận rằng cây trồng biến đổi gen không nguy hiểm.

Bà Guavez nói rằng việc trồng Gạo Vàng đòi hỏi phải tuân thủ khắt khe về thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ mà những người nông dân bình thường không thể mua được. Bà cho biết toàn bộ sáng kiến này sẽ khiến nông dân lâm vào cảnh nợ nần.

Để trả hết các khoản vay, bà sợ rằng những người nông dân mắc nợ sẽ bán đất của họ cho các tập đoàn lớn, những kẻ bay lượn như kền kền đối với bất kỳ ai sẵn sàng từ bỏ tài sản của họ. Guavez cho rằng các doanh nghiệp lớn sẽ được hưởng lợi từ điều này, chứ không phải nông dân.

Giovanni Tapang, hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Philippines và là chủ tịch của Ban vận động Khoa học và Công nghệ cho Nhân dân (AGHAM) chỉ trích ngành công nghệ sinh học. Ông nói rằng những tuyên bố của ngành công nghệ sinh học nông nghiệp, như là chỉ có sản phẩm của họ cần thiết cho thế giới, đã phớt lờ đi thực trạng của đa số nông dân hiện nay. Đất tập trung trong tay của các gia đình chủ đất, trong khi phần lớn nông dân không có đất hoặc thiếu đất để nuôi sống gia đình.

Bà Cathy Estavillo, thuộc tổ chức của những người lao động nông nghiệp Amihan, cũng nhắm tới các công ty đa quốc gia. Bà nói rằng việc đưa Gạo Vàng vào đồng nghĩa với việc chính phủ Philippines tăng cường trung thành với chủ nghĩa kinh tế tân tự do toàn cầu hóa, vốn không mang lại dự báo tốt cho nông dân. Hơn nữa, các tập đoàn đã hỗ trợ phát triển gạo GMO trong nhiều năm nhằm thu lợi từ sản xuất và thị trường của họ.

Bà Estavillo nói thêm rằng ngay cả tiền đề của Gạo Vàng cũng có sai sót: "Bạn cần ăn khoảng 4kg Gạo Vàng để đáp ứng đủ lượng vitamin A cần thiết mỗi ngày. Thay vào đó, tại sao lại không trợ cấp cho sản xuất và vận chuyển rau củ của các địa phương khác? Lý do là các sản phẩm GMO là ‘con bò’ đem lại lợi ích".

Bà cũng đã trích dẫn một nghiên cứu được thực hiện bởi Madeleine Love, một nhà nghiên cứu độc lập có trụ sở tại Austrlia, người đã tuyên bố rằng 4 kg Gạo Vàng có hàm lượng vitamin A bằng một củ cà rốt.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Ordonio khẳng định dự án phù hợp với lối sống của người Philippines. Vì gạo là lương thực chính của người Philippines, nó cung cấp tốt carbohydrate nhưng lại thiếu các chất dinh dưỡng khác.

Trái với ý kiến trên, bà Estavillo tin rằng Gạo Vàng sẽ không thành công ở thị trường Philippines. Bà đã chứng kiến việc chính phủ phát Gạo Vàng miễn phí từ vào năm 2015 và việc trẻ em bị chán ăn vì màu vàng của gạo.

Tổ chức Amihan hiện đang làm việc với các nhà lập pháp quốc hội và các quan chức ở một số tỉnh để đưa ra nghị quyết hoặc lệnh cấm trồng giống Gạo Vàng biến đổi gen. Bà Estavillo cho biết các nhóm nông dân từ khu vực của bà đang lên kế hoạch cho một đoàn biểu tình kêu gọi nhổ bỏ cây lúa Vàng.

                                 PTN - Tổng hợp

Số lượt xem: 383

Thống kê truy cập
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH BẠC LIÊU
Chịu trách nhiệm chính: Giám đốc Sở Công Thương
Địa chỉ: Đường Nguyễn Tất Thành, phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: (0291) 3823848 - Fax: (0291) 3824890 
Email: sct@baclieu.gov.vn hoặc trungtamkhuyencongbl@gmail.com